Lựa chọn đồ thờ bằng gốm không chỉ là lựa chọn nét đẹp tinh hoa của dân tộc mà còn để tìm đến những sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất. Từ đó, giúp không gian thờ cúng trở nên thiêng liêng, trang trọng hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vạn An Lộc để tìm hiểu về những đồ thờ bằng gốm chuẩn phong thủy mà nên có trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình nhé.
1. Ưu và nhược điểm của đồ thờ bằng gốm
1.1. Ưu điểm của đồ thờ bằng gốm
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của đồ thờ bằng gốm so với các dòng vật liệu khác:
Thứ nhất, đồ thờ bằng gốm được sử dụng linh hoạt ở các bàn thờ khác nhau, phù hợp với mục đích thờ cúng của mỗi gia đình như: bàn thờ Phật, bàn thờ thần linh, bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài, bàn thờ thổ công,…
Nhờ sự đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết… gia chủ có thể thoải mái lựa chọn đa dạng đồ thờ bằng gốm để sắp xếp trên bàn thờ của gia đình mình.
Thứ hai, đồ thờ bằng gốm có khả năng chịu ẩm tốt: Khả năng chịu ẩm tốt là một ưu điểm của sử dụng đồ thờ bằng gốm sứ. Nhờ ưu điểm này, đồ gốm sứ có thể sử dụng ở cả những không gian “khó tính” nhất như bàn thờ ngoài sân, bàn thờ trên tầng thượng, ở ngoài mộ,…
Bên cạnh khả năng chịu ẩm, khả năng chịu nhiệt cũng là một ưu điểm của đồ thờ bằng gốm. Tuy nhiên, vì đồ gốm sứ vốn được tạo thành từ lò nung có nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ C nên khả năng chịu nhiệt là một ưu điểm mang tính “hiển nhiên”.
Thứ ba, đồ thờ bằng gốm dễ dàng làm sạch. Trong quá trình sử dụng và thờ cúng, đồ thờ gốm sứ có thể dễ dàng làm sạch bằng khăn ẩm. Không những thế, nguyên tắc làm sạch của đồ gốm sứ cũng đơn giản hơn rất nhiều so với các đồ thờ bằng các vật liệu khác.
Nhờ ưu điểm này, gốm sứ trở thành sự lựa chọn số 1 trong việc trang trí không gian bàn thờ để tạo sự thu hút tài lộc, vận khí tốt.
Thứ tư, đồ thờ bằng gốm đảm bảo được tính nguyên bản cho không gian thờ cúng. Việc sử dụng gốm sứ trong thờ cúng có thể nói là một trong những cách trang trí vừa tạo được hiệu ứng thẩm mỹ đặc biệt cho tổng thể chung vừa đảm bảo được tính nguyên bản cho không gian.
Bởi vì khi chọn cách trang trí bàn thờ bằng gốm sứ, chúng ta chỉ cần tìm một vị trí phù hợp sau đó đặt gốm sứ là hoàn tất mà không cần sử dụng thêm bất kỳ loại đồ vật nào nữa.
Cuối cùng, đồ thờ bằng gốm có giá cả hợp lí. Khi nhắc đến đồ thờ bằng gốm, nhiều người cho rằng sản phẩm này có giá rất đắt. Điều này là không hoàn toàn đúng bởi nhiều đồ thờ bằng gốm được bán với giá thành phải chăng phù hợp với chất lượng và thiết kế của nó. Gia chủ có thể tham khảo giá bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng.

1.2. Nhược điểm của đồ thờ bằng gốm
Nhược điểm lớn nhất của các đồ thờ cúng bằng gốm là vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Ngoài ra, một số dòng gốm cao cấp sẽ có giá thành khá cao so với các sản phẩm gốm sứ khác thông thường.
2. Top 3 đồ thờ bằng gốm nên được bày trí trên bàn thờ gia tiên
Gia chủ có thể tham khảo một số đồ cúng bằng gốm phổ biến dưới đây.
2.1. Bát hương – đồ thờ bằng gốm không thể thiếu trên bàn thờ
Hầu hết các gia đình Việt Nam hiện nay thường lựa chọn bát hương bằng sứ để thờ cúng. Bát hương được xem là vật quan trọng, linh thiêng nhất bàn thờ. Bát hương là nơi giáng hương linh, thần thánh, tổ tiên đồng thời qua việc thắp hương con cháu thể hiện được lòng thành kính, tưởng nhớ những người đã khuất.
Xét về mặt tổng thể, bàn thờ phải đầy đủ ngũ hành:
- Kim là đỉnh thờ để đốt trầm có thể là hạc thờ hoặc đèn thờ bằng đồng, mâm bày ngũ quả…
- Mộc là bàn thờ bằng gỗ.
- Thủy là ly nước hay nước đựng trong đài thờ.
- Hỏa có thể là ngọn đèn dầu, nén nhang đang thắp.
- Thổ là bát hương bằng gốm sứ hoặc bình hoa, đĩa bày hoa quả bằng gốm sứ.
Bát hương bằng gốm sứ có ưu điểm nhẹ hơn và dễ lau chùi hơn. Với giá thành rẻ, phù hợp với nhiều không gian thờ cúng khác nhau, việc sở hữu bát hương bằng gốm là một việc dễ dàng lại không hề làm mất đi sự trang trọng trong không gian thờ tự của gia đình bạn.
Tuy nhiên, do đặc điểm được nung nấu từ đất nên việc giữ gìn bát hương phải hết sức cẩn thận vì chẳng may sơ ý làm rơi thì rất dễ vỡ. Ngoài ra màu sơn trên mỗi sản phẩm đồ thờ cúng bằng gốm sứ sẽ mất dần theo thời gian. Thông thường sau khoảng 2-5 năm bạn nên thay đổi đồ thờ bằng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian thờ cúng.

2.2. Đồ thờ bằng gốm lọ lục bình
Nhắc đến đồ thờ bằng gốm không thể không nhắc đến lọ lục bình. Với một không gian vừa đủ, để bài trí bố cục đẹp mắt thì việc sử dụng lục bình là một ý tưởng tuyệt vời của gia chủ. Không chỉ với mục đích trang trí không gian, lục bình còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng trong gia đình.
Vạn An Lộc sẽ hướng dẫn gia chủ cách sắp xếp lọ lục bình bằng gốm trong không gian thờ cúng:
- Tiểu lục bình gồm các loại nhỏ có kích cỡ từ 20 – 60 (cm) thường được đặt trên bàn thờ thổ địa thần tài, bàn thờ gia tiên, ban thờ Thần Phật.
- Lọ lục bình có cỡ lớn, chiều cao từ 1m4 trở lên, thường được đặt 2 bên cạnh ban thờ nhằm tạo sự cân đối cho căn phòng.

2.3. Chóe cúng bằng gốm
Để sở hữu bộ đồ thờ đẹp, gia chủ cần sở hữu bộ chóe bằng gốm. Chóe là một chiếc hũ có hình dạng mô phỏng lại chiếc thạp đựng gạo ngày xưa ở tầng lớp giàu có trong xã hội như quan lại và địa chủ. Hình dạng của chóe thường thon ở dưới đáy và phình ở miệng và có 1 chiếc nắp ở trên. Chóe thờ bằng gốm để trên bàn thờ thường 3 chóe thờ, còn chóe thờ cúng để dưới chân bàn thờ là 2 chóe thờ.
Hy vọng qua sự tổng hợp về những đồ thờ bằng gốm sứ trong không gian thờ cúng trên đây Vạn An Lộc đã giúp các gia đình hiểu được lý do vì sao sử dụng gốm sứ trong thờ cúng. Và để được hướng dẫn chi tiết về cách chọn gốm sứ, cách sử dụng gốm sứ trong không gian thờ cúng, gia chủ hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé.