Với văn hóa lâu đời của người Việt Nam chúng ta, dù ở bất cứ vùng miền nào thì bàn thờ gia tiên là một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Và chiếc bát hương thờ cúng tổ tiên là một vật vô cùng linh thiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ tổ tiên. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết ngày hôm nay, Vạn An Lộc sẽ chia sẻ cho các bạn vị trí đặt bát hương gia tiên chuẩn nhất.
Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ gia tiên?
Thông thường, trên bàn thờ gia tiên sẽ bày ít nhất là hai bát hương, một là thờ thần linh, một là thờ gia tiên. Cũng có những gia đình chỉ có 1 bát hương, bởi khi xây nhà họ mượn tuổi chưa đổi về gia chủ đúng trên giấy tờ, hoặc là cũng có thể là gia đình quyết định thờ chung. Và cũng có những nhà bày đến 4 bát hương bởi họ tách ra, thờ riêng bát hương cho Tổ cô và bát hương ông Mãnh.
Vị trí đặt bát hương
Theo quan niệm tín ngưỡng từ lâu đời, các gia đình sẽ thường bày biện vị trí đặt bát hương ứng với số lẻ 3 – 7 – 12, và nhiều nhất là đặt ba bát hương theo thứ tự là bát hương thờ tổ cô – ông mãnh thì đặt bên trái, thờ thổ công thần linh đặt ở giữa, và thờ gia tiên bên phải là đầy đủ.
Hiện nay cũng có nhiều gia đình đặt rất nhiều bát hương lên bàn thờ gia tiên, thờ đầy đủ từ tổ tiên, ông bà, cụ, kỵ, bố mẹ, đến bà cô, ông mãnh,… khiến cho bàn thờ bị quá tải. Bày biện không đúng cách sẽ không tận dụng được những sức mạnh từ tâm linh theo quan niệm. Chưa kể, cũng có một số nhà, trong bát hương lại không ghi rõ tro cốt là thờ ai, khiến tổ tiên và thần linh không có chỗ về để ngự, vô tình lại khiến cho gia đình phạm lỗi không đáng mắc phải.
Nguyên tắc vị trí đặt bát hương
Một trong những cách để bát hương trên bàn thờ bạn nên nhớ đó là vị trí đặt bát hương phải sạch sẽ, thường xuyên được vệ sinh và lau chùi cẩn thận. Tuyệt đối các bạn không được để nơi thờ cúng linh thiêng bị dơ bẩn, uế tạo.
Nguyên tắc vị trí đặt bát hương
Vào ngày 23 và 30 tháng Chạp là thời điểm để các bạn sắp xếp lại bàn thờ. Trước khi sắp xếp lại vị trí đặt bát hương, các bạn cần phải khấn vái và xin phép Thần, Phật, tổ tiên cho sắp xếp lại. Và nên nhớ, chỉ được di chuyển vị trí của chén nước, bình hoa, đỉnh đồng, đèn,… Riêng đối với bát hương, bài vị thì tuyệt đối không được xê dịch hay thay đổi vị trí.
Nếu như trên bát hương đã cắm nhiều chân nhang thì các bạn nên tỉa bớt chân nhang đi và chỉ để lại 5 chân. Với những chân nhang tỉa xong thì nên đem đi đốt rồi thả tro xuống sông hoặc suối. Khi cần bỏ bát hương cũ để thay bát hương mới thì tốt nhất các bạn nên đặt bát hương cũ trên một miếng xốp nổi rồi thả trôi trên sông, suối và tuyệt đối không vứt bát hương ở những nơi uế tạp. Nếu như bát hương cũ xử lý không tốt thì có thể khiến cho gia đình gặp nhiều điều không may.
Cách bố trí vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên
Quay lại với cách bố trí vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên thì các bạn nên bày biện ba bát hương là hợp lý nhất. Trong đó, bát hương thờ thổ công bao giờ cũng là bát hương to nhất, và được đặt ở vị trí cao hơn hai bát hương còn lại.
Cách bố trí vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên
Các bạn cần đặt bát hương sao cho có sự phân chia giữa thần linh và dân thường. Cũng như cần lưu ý là, kể cả khi thắp hương, các bạn cũng phải thắp hương ở bàn thờ Thổ công trước, rồi sau mang sang đến bát hương thờ tổ cô và tổ tiên, đồng thời khi cúng cũng sẽ cúng Thổ công trước. Hiểu đúng được điều này sẽ giúp gia đình các bạn tránh được lỗi phạm thượng.
Còn đối với hai bát hương thờ bà Tổ Cô- Ông Mãnh cùng với bát hương thờ gia tiên thì vị trí đặt bát hương sẽ là ở sau bát hương thờ Thổ công và thần linh. Ba bát hương cần cách đều nhau với khoảng cách là trên 10cm.
Ngoài ra, đối với gia đình nào bày biện 4 bát hương thì với bát hương của Tổ cô, ông Mãnh cũng cần phải tuân theo quy tắc “trai bên trái, gái bên phải”. Bên cạnh đó, bát hương thờ tổ tiên cũng không được thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được.
Lưu ý khi chọn bát hương
Bên cạnh việc quan tâm vị trí đặt bát hương, thì việc lựa chọn bát hương cũng rất quan trọng. Bát Hương thờ thần Thổ Công thì các bạn nên lựa chọn loại to hơn một chút (đường kính có thể là : 20cm , 22cm , 24cm ), còn đối với bát hương gia tiên và bát hương thờ bà Tổ cô- Ông Mãnh thì đường kính tầm 18cm là đẹp. Đồng thời, nên lựa chọn loại bát hương không có chữ hán (Trung Quốc), bởi chúng ta là người Việt mà, nên lưu giữ nét đẹp truyền thống Việt.
Lưu ý khi chọn bát hương
Đối với bàn thờ theo phong cách truyền thống, các bạn có thể chọn bàn thờ bằng gỗ mít, đặc biệt là gỗ đinh hương rất thơm. Hiện nay, mọi người thường dùng án gian thờ rất đẹp, vừa tiện lợi vừa hợp với nội thất của gia đình. Thường thì người Bắc sẽ kiêng động bát hương, còn người Nam thì không kiêng. Bởi vậy văn hóa của từng vùng miền các bạn hãy nên tôn trọng.
Trên đây là bài chia sẻ của Vạn An Lộc về những thông tin cần biết về vị trí đặt bát hương. Hy vọng, bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích cho quý độc giả. Ngoài ra, nếu như quý độc giả còn thắc mắc gì về vị trí đặt bát hương hay những sản phẩm gốm liên quan đến tâm linh đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 0868.999.868 để được tư vấn cụ thể nhất.