TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VẠN AN LỘC
Vạn An Lộc nằm tại Làng nghề truyền thống Bát Tràng; là một địa chỉ lưu giữ những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc và còn chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao. Gốm sứ Bát Tràng đã trở thành một điểm nhấn không dễ phai mờ trong lòng người dân Việt Nam. Nó nổi tiếng với những sản phẩm giá trị văn hóa lẫn vật chất. Gốm Bát Tràng đã trở nên hết sức gần gũi; gắn bó với đời sống con người từ những vật dụng giản dị nhất như chiếc bát ăn cơm, cái lọ cắm hoa, … Gốm sứ Vạn An Lộc không chỉ gắn với nghề nghiệp của một cộng đồng dân cư được lưu giữ; kế thừa qua nhiều thế hệ mà còn thể hiện được truyền thống, nét đẹp về văn hóa. Làng gốm Bát Tràng không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà còn vô cùng nổi tiếng cả đối với du khách thế giới.
Vạn An Lộc kế thừa truyền thống làng nghề Gốm sứ Bát Tràng
Vạn An Lộc được thừa hưởng tinh hoa của làng nghề gốm Bát Tràng. Kinh nghiệm và vốn liếng nghề từ các thế hệ trước đã cho Vạn An Lộc một nền móng vững chắc về sản phẩm; về màu men độc đáo, nổi bật không thể trộn lẫn. Nếu có ai đó hỏi nghệ nhân Vũ Như Quỳnh rằng truyền thống lịch sử của Vạn An Lộc là gì, thì có lẽ câu trả lời sẽ là Sáng tạo.
Tiền thân của Gốm sứ Vạn An Lộc là một xưởng sản xuất gia đình nhỏ lẻ, thành lập từ năm 1988. Tại thời điểm ban đầu, Vạn An Lộc quy mô ban đầu chỉ là một xưởng gốm nhỏ; có hơn 5 thợ thủ công chính và có 3 cơ sở phân phối sản phẩm, nhưng chỉ trong khu vực Làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng. Các sản phẩm khởi điểm của Vạn An Lộc chỉ đơn giản là bộ đồ thờ cúng, chén bát, lọ hoa, chậu cây. Đây đều là những dòng sản phẩm phổ thông trong làng nghề Bát Tràng.
Xuất phát từ gia đình có nhiều đời làm nghề gốm; nằm trong cái nôi của làng nghề, Vạn An Lộc cố gắng khiến mình không đi theo lối mòn. Lựa chọn làm thương mại với nghề gốm có lẽ sẽ là con đường an toàn; bởi sản phẩm tốt và đẹp của làng Bát Tràng không hề thiếu. Tuy nhiên, làm thế nào để làm mới và để tạo ra những giá trị ngoài vật chất? Nghệ nhân Vũ Như Quỳnh- người sáng lập Vạn An Lộc luôn trăn trở với câu hỏi này để tìm ra hướng đi riêng đó. Nhìn vào lịch sử gia đình, vào những mẻ gốm với sự đầu tư kỹ thuật, công sức, mồ hôi nước mắt của bố mẹ, nhìn vào những tác phẩm hàng kỹ thuật chứ không phải “hàng chợ” theo nghĩa đơn thuần, Quỳnh luôn muốn tiếp bước truyền thống đó và đi xa hơn nữa.
Chặng đường phát triển của Vạn An Lộc
Nhờ hiểu biết về nghề cũng cho nghệ nhân, thợ thủ công tại Vạn An Lộc những kiến thức hiểu về hồn đất, cốt đất, da đất. Nhưng để phát triển dòng sản phẩm mới, Vạn An Lộc phải tìm ra những hướng đi mới với những thách thức nghề hoàn toàn mới trên nền sản phẩm cũ. Nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm men rạn đắp nổi vẽ vàng và thếp vàng; đòi hỏi nghiên cứu sự kết hợp giữa nước men cũ và những yếu tố mới như vàng trong vẽ vàng và dát vàng lên sản phẩm. Màu sắc của sản phẩm cũng hài hòa, đa dạng chứ không chỉ đơn sắc như trước nhờ việc tạo ra các khối sáng tối đậm nhạt khác nhau trên họa tiết để có hiệu ứng thị giác 3D cho họa tiết đắp nổi. Sau khi nghiên cứu thành công, công ty bắt đầu sản xuất với số lượng lớn hơn, kiểu dáng sản phẩm cũng được cải tiến đa dạng dần theo thời gian. Chính vì vậy, nếu không sáng tạo trên những nền tảng cũ và kiên trì đi theo con đường đó, Vạn An Lộc sẽ không thể ra đời những sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng cao cấp đón nhận.
Các đồ thờ cúng tâm linh ở Việt Nam rất được ưa chuộng dát vàng. Không chỉ sử dụng trong thờ cúng, các vật phẩm trang trí tâm linh dát vàng cũng ngày càng được ưa chuộng và phát triển thành một dòng sản phẩm riêng là đồ trang trí nội thất tâm linh dát vàng. Hiểu được nhu cầu đó, từ năm 2017, Vạn An Lộc được phát triển với phân khúc đồ tâm linh cao cấp dát vàng và vẽ vàng kỹ thuật cao. Sự kết hợp tài tình giữa gốm và vàng, giữa những chất liệu chịu nhiệt và đẹp lên qua những lần thử lửa, cùng với sự tìm tòi chịu khó của người nghệ nhân tích lũy tinh hoa qua nhiều đời làm nghề đã làm nên thương hiệu Vạn An Lộc được ưa chuộng gần xa, không chỉ tại Việt Nam và đã được yêu mến mang đi nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới.
Vạn An Lộc đã và đang nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo như một cách để nhắc mình không dừng lại và không ngủ quên trên những thành công. Truyền thống là bước đệm vững chắc, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong cái nôi của làng nghề giàu truyền thống sáng tạo là một cách tri ân tổ nghề, tri ân những thế hệ đi trước và có trách nhiệm với cộng đồng, với những thế hệ nghệ nhân tiếp theo. Vạn An Lộc sẽ tiếp tục tạo ra những giá trị mới dựa trên những giá trị mà các thế hệ trước đã dày công vun đắp.
Tác giả: Vạn An Lộc